BRAND SPIRAL - NONSTOP SPIRING

We'll spire!

Sunday, October 17, 2010

SEX & ADVERTISING

Sex gets your attention! Oh common, even though i'm female, I also cant stop my eyes attached in hot pics..
Well, I mean we people are interested in sex, not all the time but at least when it's in front of your eyes...
The real art is when you are able to make and keep that attention which brings about customers's awareness, and then transform this art into a positive brand image in a persuasive manner.

Uhm dude, you may come across this ads. 100% that your eyes catch immediately this charming lady... A little bit bewitched just in seconds. Your heart beats... One signal of good feelings transmitted to your sex neuron makes you curious to know more... you will then look around the ads and find out the name of the product. Hum... you will stop thinking at that point ;)


Now, one more time you see a hot lady... She looks too sexy... She is on the shop, she is on the wall at the bus station...in the magazine you just bought... and every time you see a dressing seductive Eva, you again
see the name of the product from many ads tool aligned to the products... hehehehee
But, in a thousands ads you see everyday, you may forget the ads itself, but the name is related with a good feeling of a charming lady in your head. You buy it for yourself when shopping... or give it to your sweetheart. At that time, you may not wonder why you spend so much money for this such dress. But, Smile!

I love it! All the men love it!... And you too, you love it, rite?




Comment for this ads: IF YOU DON'T WANT TO BE KILLED BY BEAUTY, OWN IT RITE NOW! ^_^

Thursday, May 31, 2007

TÔI ĐI SELL...

Bs chưa bao giờ đi sell. Công việc trước đây của 1 Brand Analyst và Brand Specialist à convince chef and clients. Đôi khi hài hước "Bs học tập boss đi bán nước bọt bằng mí đống giấy nghênh ngang dán nhãn Brand Strategy"...
Thế nên, Bs chew nhiều lần sau mỗi lần Boss đăm chiêu "Selling is not easy!" Really?
Rùi Bs cũng quyết tâm nhào vào nghề Buôn Bán, híhí... Với chức danh Account Manager "bù nhìn" dưới sự kiểm soát của Account Director đi buôn Pop-Ups, hehehee để rùi bươm máu vì cái sự khổ cực của dân sales...
Ngay thẳng chưa hẳn giỏi, thương thuyết hay với khách hàng chưa chắc sống... mà sự lanh lẹ, tính tự bảo vệ mới là 2 yếu tố "Cần" trước nhất để sinh tồn ngay trong Môi trường Nội Vi đầy cạnh tranh của công ty; bởi đôi khi, nguy cơ bị cướp khách hàng bằng chiết khấu, hoa hồng, lobby... ngay từ chính "đồng nghiệp" sẽ là những dark powers and conflicts mà những kẻ tập tễnh làm seller đều phải va vấp... buồn nhiều... để rồi dần chai sạn và mạnh mẽ...
Bài học selling của Bs:
"Selling will flame out an internal war for anybody who is immature and inexperienced. Selling is of course a game of learning Control and Growing up"
Nên áp dụng 1 princible + 3 SSRs (strict selling rules) cho internal selling environment:
  • Princilble: Selling for Money. Money leads Selling.
  • Rules:
  1. No life-emotion in working
  2. Only one is Professionalism - this is Money!
  3. Relationship means Relate Shun Ships

Labels:

Sunday, April 1, 2007

Lạm bàn về Aural Signature

Có một bài bình luận vào khoảng cuối năm của Money K trên Media HK đề cập tới vấn đề: Ngày nay khá nhiều nhãn hiệu lớn, nhỏ không còn sử dụng âm thanh, âm nhạc làm hình thức đại diện của mình. Đây là một công cụ rất tốt và mạnh mà đôi khi trong mức ngân sách eo hẹp người ta không cần sự trợ giúp của các công cụ khác như PR, TVC, print - ads…để ghi dấu lại trong tâm trí người tiêu dùng một sự nhận biết đặc thù riêng"

Vậy thì, việc ứng dụng hiệu ứng âm thanh trong ngành quảng cáo tại Việt Nam diễn ra những năm gần đây như thế nào???


Brandspiral kể theo trí nhớ con vịt của mình nhé: Nếu lúc trước là “Vòng Quanh thế giới – Ajinomoto”, hay nhịp điệu ngân Vina – Acecook lồng sau tiếng cười trẻ thơ tại 2s cuối các TVC của các nhãn hàng Phú Hương, Hảo Hảo (Vina - Acecook) thì nay mới nhất là câu hát “Trà xanh tươi mát đem sức sống đến muôn người. Cho nguồn sống trào dâng” của nhãn hàng trà xanh 0o, hoặc bài hát “Everywhere” của Mobiphone, tiếng tí tách “smile” phút cuối mẫu quảng cáo cho gói sản phẩm mới của S-phone. Cả bài hát trong mẫu quảng cáo mới nhất của Downy (cạnh tranh với Thiên thần vải của Comfort) (bs hổng nhớ rõ lắm). hay các cô bé ngân nga “One two three for five six seven” và kết là Diana (thêm câu gì ấy) để rồi cứ one two three là các bạn gái, thậm chí cả các cậu trai tuổi teen và hơn thế nữa sẽ nghĩ ngay đến “DIANA for teen” (khì).

Giờ đi sâu hơn 1 tí nhé:

Sau một thời gian khá dài nếu nghe bài “Giấc mơ tình yêu” do Mỹ Tâm trình bày, brandspiral không dám khẳng định có ai còn nhớ đến việc đây là bài hát dùng cho TVC quảng cáo xe hơi Mitshubishi không? nhưng hồi ấy, đêm nào brandspiral cũng me TVC này, hậu quả là mỗi lần truyền hình trực tiếp Mỹ Tâm hát “Giấc mơ tình yêu”, trong cái trí não đầy bùn của Bs lại lù lù chiếc Mitshubishi bóng loáng chạy trên con đường xanh mát.
Hiệu quả của các nhịp điệu quảng cáo còn thể hiện rõ nét ở sản phẩm mì gói Unif của công ty Uni – President “Mì Unif! Mì Unif!” làm háo hức bao người chạy tìm mua sản phẩm cùng khắp các chợ và siêu thị. Dẫu Unif doanh số hôm nay không cao (do nhiều nguyên nhân) nhưng trong một cuộc khảo sát 2 nhóm nghiên cứu định tính chuyên về ngành thực phẩm ăn liền hồi tháng 10/2006, 90% các bà nội trợ khẳng định nhớ mãi mẫu quảng cáo có câu hát nổi tiếng “Mì Unif”(có vài chị trẻ tuổi còn hát và cười rất tươi :D)
Kể thêm, năm trước, sáng sáng thức giấc, mở radio, vang tiếng hát êm đềm “Tôi Yêu Việt Nam”, mở TV, chuỗi vài phim quảng cáo “Honda – Tôi Yêu Việt Nam”, chiều tối về, vừa học vừa chơi với luật giao thông “Tôi Yêu Việt Nam”, ngay cả tham gia cuộc thi hát “Tôi yêu Việt Nam” như ngày xưa hào hứng với cuộc thi hát cùng “Nest Café – Open Up” trên radio. (Brandspiral cá là nếu bạn không hát được câu hát í thì Bạn chả yêu VN tí nào, trừ khi… hì, đùa!)

Như một phép màu, các thương hiệu này có thêm đôi cánh bay vào lòng người tiêu dùng một cách nhẹ nhàng và cực kì gắn bó…

Thế đấy, một cách ngắn gọn: không phủ nhận đây là một trong các công cụ “nhỏ”, “bén” và cực kì “đắt”. Song, khi đưa ra một loạt dẫn chứng trên, điểm mà người viết muốn ngụ ý, đó chính là không nên phủ nhận vai trò của công cụ, phương pháp đưa các nhịp điệu, bài hát của sản phẩm đến với chúng ta hiện nay. Chắc ai cũng rõ?

Còn vấn đề đã nhận ra vai trò của âm thanh, nhịp điệu làm đại diện đặc trưng, song không dùng hay ít dùng tại VN, thì vướng lắm cái gọi là ngân sách, thời gian, và cực kì quan trọng đó chính là sáng tạo và mức độ mở trong nhận thức của người làm công tác quản trị và Branding.


Monday, December 25, 2006

Tản mạn

Ngày 11/1/2007, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây có thể được xem là cột mốc quan trọng đánh dấu việc tham gia đấu trường kinh tế quốc tế nhiều tiềm năng hội nhập và phát triển, nhưng cũng đầy thử thách, yêu cầu sự ra sức vận động tiến lên mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nội địa nói riêng. Trước sự thăm dò, đổ bộ của hàng loạt các đại gia thương mại quốc tế đến từ khắp các châu lục như tập đoàn Haier – Trung Quốc, AIG – Hoa Kỳ, Metlife… các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang ra sức tăng cường sức mạnh nội lực về tài chính, công nghệ, nhân lực… trong đó, việc triển khai xây dựng thương hiệu là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Tuy nhiên, với đặc thù doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu bắt tay vào quá trình xây dựng thương hiệu, việc xây dựng thương hiệu tại hầu khắp các doanh nghiệp hiện nay thiếu tính đồng bộ, nhất quán và sức mạnh tổng hợp do doanh nghiệp vẫn chưa vạch ra chiến lược thương hiệu phù hợp cũng như chưa định vị được vị trí của doanh nghiệp mình trong tổng thể các điểm tương tác với khách hàng, với cộng đồng, báo giới….

Điểm cần lưu ý, việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi một quá trình đầu tư lâu dài và chuẩn mực. Mỗi Doanh nghiệp trước tiên cần xác định được hình ảnh thương hiệu trong tiềm thức khách hàng thông qua việc Đo lường sức khoẻ Nhãn hiệu (Brand Audit). Mặt khác, thương hiệu chỉ tồn tại và phát triển khi Doanh nghiệp tạo được dấu ấn riêng khác biệt so tương quan với đối thủ cạnh tranh nhưng phải phù hợp với tiềm lực hiện có của doanh nghiệp. Nét riêng ấy chính là Bản sắc thương hiệu (Brand Characteristic - tầm nhìn, sứ mạng, định vị thương hiệu, giá trị cốt lõi, câu khẩu hiệu) đóng vai trò chi phối mọi định hướng, hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, một Hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand Identity) cũng là phần quan trọng của chiến lược trong việc chuyển tải Bản sắc thương hiệu dưới dạng đồ họa (bảng hiệu, logo…). Cuối cùng, mọi thông điệp, định vị thương hiệu chỉ có thể tiếp cận nhanh, mạnh mẽ và hiệu quả đến khách hàng, cộng đồng thông qua Kế hoạch truyền thông đối thoại nhất quán… Song, những vấn đề trên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện trọn vẹn, hiệu quả.

Tuesday, November 28, 2006

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH 1 TVC THÀNH CÔNG

Thử ngồi trước màn hình Tivi một giờ đồng hồ sau chương trình thời sự những ngày cuối tháng 11 cận kề Noel, người xem sẽ không ngừng choáng ngợp bởi hàng loạt phim quảng cáo sống động của Omo, X-men … hay kì bí, hoành tránh như Prelude của Tiger…

Dưới con mắt người tiêu dùng, những mẫu quảng cáo này hấp dẫn, dễ hiểu, thiện cảm, đáng để “lưu tâm” và dẫn dắt hành động… Dưới con mắt người làm trong ngành, đây là những TVC chau chuốt từ hình ảnh đến âm thanh, ý tưởng và có chi phí đáng ngưỡng mộ (Anh hùng X-men khoảng 75.000 USD, Tiger trên 3 triệu USD...)! Dưới con mắt nhà sản xuất, kết quả cuối cùng hoàn toàn có thể khiến cười hài lòng nếu độ nhận biết thương hiệu, doanh số tăng… hay bất cứ một mục đích nào đó của họ đã được thực hiện… Theo 1 chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu “1 TVC được gọi là thành công khi kết quả cuối cùng nhận được phải là sự tập hợp tất cả các phản ứng từ các góc độ tiếp nhận trên”.

Vậy thì, đâu là một TVC thành công?

Trước tiên cần làm rõ ý nghĩa của từ Thành Công. Theo quan điểm trước đây của nhiều người “Làm phim quảng cáo chỉ nhằm 1 mục đích hỗ trợ việc bán hàng”, có nghĩa là nếu doanh số tăng theo chỉ tiêu đề ra, nhà sản xuất có thể đánh giá việc chi ngân sách cho mass media là hoàn toàn hiệu quả. Trong xu thế ngày nay, việc sử dụng TVC không còn giới hạn ở mục tiêu gia tăng doanh số. Hãy xem 1 loạt 5 TVC của Tiger với phim đầu tiên Prelude chỉ để truyền đạt một thông điệp duy nhất “Rạng danh trên toàn Thế Giới”, nhằm đưa hình ảnh thương hiệu Tiger lên một tầm cao mới, chất lượng hơn, đẳng cấp hơn. Hay như cách đây từ 2 đến 3 tháng, các đại gia như VNPT, Bảo Việt… ngỡ như chưa bao giờ quan tâm làm quảng cáo cũng nhiệt tâm chau chuốt các corporate TVC với mục đích đánh bóng thương hiệu (nghe phong phanh Công ty bưu chính viễn thông SaiGon cũng đang ráo riết làm corporate TVC, hãy chờ xem!) Như vậy, hình dung chung, dù đứng ở bất cứ góc độ nào, để đo lường mức độ hiệu quả của TVC, chuẩn mức đầu tiên không gì khác ngoài việc phải dựa trên bộ mục tiêu của chiến dịch mà nhà chiến lược đã đề ra.


Sau đó, dựa trên mục tiêu hoạch định, nhà chiến lược sẽ cân nhắc ngân sách cho việc sản xuất TVC trong mối tương quan với độ lớn thị trường, phân khúc sản phẩm, độ mạnh chiến dịch quảng bá của đối thủ cạnh tranh… cũng như trên cơ sở nắm vững hành vi – mong đợi người tiêu dùng mục tiêu (cao, trung hay phổ thông). Các yếu tố trực thuộc việc sản xuất như diễn viên, đạo diễn, nơi quay, xử lý hậu kì, chất liệu phim (digital, nhựa, Betacam), nhạc điệu… sẽ được tính toán dựa trên ngân sách này. Trong đó, yếu tố ý tưởng cho câu chuyện quảng cáo phải phù hợp với mục tiêu và ngân sách đã hoạch định. Tuy nhiên, tính sáng tạo không còn là đòi hỏi cấp thiết cho ý tưởng quảng cáo mà yếu tố “hạt nhân lõi” trở thành đòi hỏi số một đối với mọi TVC, đặc biệt cho những TVC có ngân sách sản xuất thấp. Đơn cử, sản phẩm G7 - Trung Nguyên là 1 dẫn chứng sinh động với ý tưởng dùng hình ảnh cây búa tượng trưng cho “Công lý” - “Chỉ có G7 - Một sản phẩm đến từ Trung Nguyên” đối mặt gián tiếp với “Đậm, đậm đà, đậm đà hơn” của Nestcafe. TVC này, chỉ với ngân sách sản xuất cực thấp, nhưng với vũ khí “hạt nhân lõi” đầy chiến thuật, đã giúp doanh số G7 bức phá đáng kể (từ tháng 6/2006,G7 giữ vị trí số 2 về thị phần sản phẩm cà fê hòa tan tại Việt Nam).

Thế nhưng, TVC sẽ không phát huy giá trị nếu thông điệp hàm chứa không thể tiếp cận khách hàng mục tiêu. Hãy ngẫm nghĩ vì sao mẫu quảng cáo “Bi khỏe hơn, thông minh hơn nhờ dùng Nutrifood mỗi ngày” lại trở nên quen thuộc và doanh số của Nutrifood tăng đều đặn trong hàng tháng phát sóng liên tục với tuần suất tiếp cận (số lần trung bình mà một khách hàng mục tiêu xem mẩu phim trong kì quảng cáo) khá cao (3-4 lần). Thật dã tràng xe cát nếu sau hơn 3 tuần ròng rã dốc tâm sức hoàn thiện TVC, người tiêu dùng lại chưa một lần xem qua hay không kịp nhớ thông điệp mà nhà sản xuất muốn truyền tải. Vậy thì chen lẫn với hàng chục nhãn hiệu khác, làm thế nào với ngân sách air thấp nhất mà vẫn đạt tần suất tối ưu (2-3 lần cho một kỳ chiến dịch). Việc chọn nhà đài, giờ phát sóng, gameshow ăn khách… và số lần xuất hiện trong 1 đêm quảng cáo cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tần suất tối ưu. Trên thực tế, các công ty chuyên đăng lịch phát sóng - booking media chuyên nghiệp sẽ phối hợp với nhà chiến lược cùng thực hiện giải quyết vấn đề này.

Hình dung chung, có rất nhiều yếu tố cấu thành sự thành công của một TVC. Nhưng nếu coi việc sản xuất là yếu tố nội hàm và việc phát hành là yếu tố ngoại hàm, vậy thì, đâu là chất keo dính gắn kết hai yếu tố trên, đâu là nơi đưa ra quyết định cuối cùng về ngân sách thực hiện và kế hoạch phát sóng trên nhà đài và chịu trách nhiệm về việc thành bại của toàn bộ chiến dịch. Câu trả lời dễ dàng được đưa ra: Con người – đầu tàu chỉ huy của mọi chiến dịch. Đây là yếu tố cuối cùng và đóng vai trò quan trọng nhất cấu thành sự thành công của một TVC, bởi đôi khi, chính họ là người thổi vào chiến dịch những vũ khí hỗ trợ tạo nên sức mạnh tổng lực (như điều khiển và kiểm soát các diễn đàn thảo luận về hoạt động truyền thông quảng cáo, các bài báo làm rõ thông điệp truyền đạt từ TVC…).

TÍNH HAI MẶT CỦA QUẢNG CÁO


Luật bất thành văn: ra sản phẩm bột giặt mới, quảng cáo; cung cấp dịch vụ thanh toán cước điện thoại qua mạng lần đầu tiên tại Việt Nam, quảng cáo… Cứ thế, hễ có gì mới là các doanh nghiệp lại tung hê quảng cáo, và cũng một điều hiển nhiên dễ dàng nhận thấy: Quảng cáo sẽ là cái mà phần lớn doanh nghiệp nghĩ và sẽ làm đầu tiên.

Có rất nhiều lý do để sử dụng công cụ quảng cáo: quảng cáo để giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ mới, quảng cáo để hỗ trợ chiến lược tiếp thị tăng doanh số bán, thậm chí quảng cáo dùng để chạy đua với đối thủ cạnh tranh và nhắc với mọi người tiêu dùng là bạn vẫn còn tồn tại…Còn nhiều lý do nữa, có thể liệt kê đến con số hàng chục và cũng có thể hàng trăm, song, nhìn chung, có thể thấy rõ công dụng của “bài thuốc” quảng cáo, đó là cú thúc quảng cáo bao giờ cũng tác động đến 1 trong 3 đối tượng sau: 1) cho những người sắp mua một lý do để họ phải mua ngay; 2) cho những người sẵn sàng mua có lý do để họ phải mua sớm và 3) cho những người phải mua biết họ cần mua ngay khi có thể. (Lên 1 kế hoạch quảng cáo theo phong cách Che) Công dụng này rất phù hợp và thỏa mãn cho hầu hết các công ty.

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng đòi hỏi có kết quả, quảng cáo trở nên quan trọng sống còn. Thế nhưng, kết quả không đạt, đổ lỗi về đâu? Quy cho một ,,,,chiến lược quảng cáo không nhất quán và không kết dính hiệu quả với chiến lược thương hiệu làm loãng hệ thống nhận diện thương hiệu? Hay một ngân sách không đáp ứng yêu cầu truyền thông đa dạng về phương tiện và tần suất? Và làm sao để gia tăng tần suất mà không gia tăng ngân sách? Có đáp án cả đấy, cứ liên hệ tác giả nhé… (Lại quảng cáo nữa này!)

Loại trừ các “hố sập” trên, vậy thì còn gì e ngại mà không dùng quảng cáo? Quảng cáo tốt quá mà! Nhưng thử xin đặt ra các vấn đề sau:

Vốn đâu làm quảng cáo? Bài toán luôn được cân đo đong đếm ngày này năm khác: sức mình chạy đến đâu? Hay là cứ chơi đi, mệt thì nghỉ miễn là đừng bị đuối…! Hiện, nếu muốn tăng độ nhận biết sản phẩm, cứ yên tâm mà quảng cáo trên Tivi. Cứ các kênh truyền hình truyền thống HTV, VTV, cứ các chương trình đắt giá như gameshow Hát với ngôi sao, Nốt nhạc vui hay Ai là triệu phú, ít nhất 50% trong 80% gia đình có tivi sẽ thấy quảng cáo của bạn ngay thôi… nhưng này, quảng cáo bạn phải hay đấy nhé, phải cả chất và lượng đó, vài chục ngàn dollars thôi, bảo đảm quảng cáo chất lượng như “Nâng niu bàn chân Việt” của Bitis’s, muốn sang và hoành tráng, chi 1 triệu dollars thì sẽ có “The quest” thứ 2. Vậy thì, muốn chơi cuộc chơi Ads – games, thử hỏi doanh nghiệp Việt Nam nào đủ sức bền!!! Chạy quảng cáo cũng như chạy đua với tiền: muốn hay thì tốn kém, dở quá thì ai nhớ, có khi uy tín còn bị hao mòn theo… Nghĩ đến đoạn này, khuyên bạn nên tính kế nào khác chăng?

Quảng cáo: con dao hai lưỡi? Doanh nghiệp ngày nay đều hiểu về bài thuốc quảng cáo “Không gì giết một sản phẩm tồi nhanh bằng 1 quảng cáo hay”. Nhưng lại soi đèn ở khía cạnh khác như đem xét mẫu quảng cáo Paris Hilton với mảnh áo thiếu vải nóng bỏng trong tay là miếng bánh hamburger BBQ của hãng Carl’s Jr. Đẹp quá! Chỉ về hiệu ảnh thôi nhé, còn chiếc fastfood nóng cháy và hơi …. (dùng từ nào đây!). Đúng là “That’s hot!”. Nhưng hamburger này chắc chỉ dành cho mấy ông thôi, quý cô quý bà và em trẻ thì miễn!?! Một thực tế là ngay cả giới trẻ châu Âu nổi giận, phê phán Carl’s Jr cùng Paris Hilton. Ngay cả Paris xinh đẹp giờ có thêm 1 biệt danh (không phải thương hiệu) khá ấn tượng: quả bom sex.

Cuối cùng, Quảng cáo hay như viên đạn nổ khiêu khích đối thủ cạnh tranh phản đòn! Xin đưa ra một trường hợp khá nhạy cảm, sẽ có nhiều tranh cãi, đó là trường hợp của bia tươi Laser. Hàng trăm tỷ đồng đầu tư, cả tỷ đồng để xây dựng kế hoạch truyền thông đầy ấn tượng và chuyên nghiệp “Laser– Đi trước một bước”. Các mẫu quảng cáo đầy ấn tượng, khỏi phải bàn về kinh phí từ việc mua ý tưởng đến dàn dựng và lên lịch phát sóng. Hoạt động hỗ trợ quảng cáo bài bản. Nhắc đến Laser, nhớ ngay bia tươi Việt Nam, nhớ ngay dấu ấn với khẩu hiệu thật kêu “Đi trước một bước” – người thông minh và tài giỏi là kẻ biết tính toán và luôn về đầu. Một thương hiệu mới ra đời, ồn ào với tiếng súng vang, chĩa thẳng đầy oai lực đến Tiger Beers, Heneiken: Tôi ra đời không giống các bạn – Tôi khác biệt và Tôi sẽ là người đi trước…

Xem nào, quảng cáo rất hay, không chê vào đâu được, nhắc đến Laser chắc ai cũng biết. Thế nhưng giờ tìm mua Laser thì… hơi bị khó. 1/Phải chăng kênh phân phối có vấn đề? Đúng chưa!? 2/Bia tươi mà đóng chai? Chà, không thích sao. 3/Uống bia tươi thì ngồi lề đường cũng phê lắm! - Nhưng uống trong bar hay nhà hàng là anh thuộc đẳng cấp khác liền hà. 4/ Mắc hơn Heneiken đó! Quen Heineken với Tiger rồi! 5/ Thôi nào, cứ thử đi. Vậy uống ở đâu bây giờ? – Lại quay về câu hỏi 1. Đúng là kênh phân phối có vấn đề vì giải quyết câu hỏi 2,3,4,5 chẳng khó, cứ quy ra câu 1, rồi lại hỏi tiếp…

Đi trước một bước! - Laser tuân thủ nhảy qua một bước, mà bước đó lại chính là kênh phân phối. Chưa tìm được nơi tiêu thụ, Laser hô vang đầy sảng khóai, quảng cáo dồn dập cho sự ra đời của người thích đi trước, đe dọa thị phần của “Bản lĩnh đàn ông thời nay”, của “Chỉ có thể là Heneiken”, đẩy đối thủ vào thế phản kháng: tìm ngay kẽ hở và giáng đòn chí tử - niêm phong lối vào, khép chặt cánh cổng tại các tỉnh thành, thế nên đến trước mà không có chìa khóa lại phải ngồi rìa. Người tiêu dùng bị quảng cáo tác động, muốn thử, lại hỏi phải thử ở đâu.

Trách Việt Nam chưa có Luật cạnh tranh à? Đã nghiên cứu thị trường, sống và làm kinh tế thì…?!? Thú vị ở chỗ là đâu đổ lỗi cho quảng cáo được vì quảng cáo bảo: Tôi làm đúng mục tiêu quảng cáo rồi!. Thế thì đổ lỗi cho người duyệt chiến lược này thôi…
2005
Nguyễn Thị Phương Uyên
Đăng trên Diễn Đàn Doanh Nghiệp 2005

Labels: